Ngày 5/2, Bộ Y tế đã công bố 10 sự kiện tiêu biểu trong năm 2014 về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
1. Đường dây nóng hoạt động hiệu quả
Trong năm 2014, Bộ Y tế thiết lập và tổ chức đồng bộ hệ thống Tổng đài tự động đường dây nóng 1900-9095.
Cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn bệnh nhân làm thủ tục tại bệnh viện. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Đường dây nóng không chỉ là kênh tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân mà còn là công cụ giám sát hữu hiệu, giúp lãnh đạo các bệnh viện nắm bắt và giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến chất lượng khám chữa bệnh.
Trong năm 2014 đã có 98.760 cuộc gọi của người dân đến Đường dây nóng ngành y tế. Qua các nội dung phản ánh của người dân, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo quyết liệt việc tiếp nhận, kiểm tra thông tin phản ánh và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.
Kết quả đã có 6.807 cán bộ bị nhắc nhở, 137 cán bộ bị khiển trách, 6 cán bộ bị cách chức và 4 cán bộ bị nghỉ việc…
Bên cạnh các trường hợp bị xử lý nghiêm khắc, cũng từ thông tin phản ánh đến đường dây nóng, các đơn vị trong ngành y tế đã khen thưởng 229 tập thể, cá nhân vì những thành tích xuất sắc, hết lòng tận tình phục vụ người bệnh.
2. Ổn định nhân sự trạm y tế xã phường
Bác sỹ Trạm Y tế xã Ba Điền, huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) khám chữa bệnh cho nhân dân. (Ảnh: Phước Ngọc/TTXVN)
Trong năm qua, Bộ Y tế tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 117/2014/NĐ-CP.
Sau 20 năm (1994 - 2014), lần đầu tiên Trạm Y tế xã, phường, thị trấn được ổn định, chính thức thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ y tế xã chính thức là viên chức; Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã quan tâm, đầu tư cho trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Bộ Y tế đánh giá, việc triển khai Nghị định tại thời điểm hiện nay có tác động đến đội ngũ cán bộ y tế đang thuộc diện hợp đồng theo Quyết định 58/QĐ-TTg, tạo niềm tin cho đội ngũ y tế cơ sở yên tâm công tác, có điều kiện học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
3. Giảm quá tải bệnh viện
Bệnh nhân nằm điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Năm 2014, với những nỗ lực không ngừng vì người bệnh, ngành y tế đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải bệnh viện, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Đến nay, đã có 15 bệnh viện tuyến trung ương cam kết không còn người bệnh nằm ghép giường bệnh trong thời gian điều trị nội trú. Đáng ghi nhận 58% số bệnh viện tuyến Trung ương, 47% số bệnh viện tuyến tỉnh đã giảm hẳn số giường nằm ghép ở một số khoa; đồng thời tăng công suất sử dụng giường bệnh tại 25% số bệnh viện tuyến huyện; giảm thời gian chờ khám gần 50 phút/lượt khám, tiết kiệm 27 triệu ngày công lao động/năm.
4.Tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh chung với các đại biểu dự hội nghị. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12 và các hội nghị liên quan như Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN+3 lần thứ 6, Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN+Trung Quốc lần thứ 5 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam đã thành công tốt đẹp.
Tại hội nghị này các Bộ trưởng Y tế ASEAN đã thông qua các chiến lược, chính sách y tế của khu vực, thảo luận và giải quyết các vấn đề y tế nổi bật của khu vực với mục tiêu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hội nhập y tế quốc tế.
5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
Năm 2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Bộ Y tế đã trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với nhiều điểm mới nổi bật mang tính đột phá và hội nhập thúc đẩy lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.
Những nội dung nổi bật mang tính đột phá như: Bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế; Thực hiện bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình; Mở rộng phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế như bỏ tỷ lệ đồng chi trả đối với người nghèo, giảm tỷ lệ đồng chi trả từ 20% xuống còn 5% đối với đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo; Tạo thuận lợi để người tham gia bảo hiểm y tế tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng, phù hợp với nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh thông qua việc mở thông tuyến chuyên môn kỹ thuật trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế...
6. Ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật hiện đại
Phẫu thuật nội soi bằng robot ở Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Ngành y tế Việt Nam tiếp tục làm chủ được công nghệ sản xuất một số vắcxin mới, thành công về ghép đa tạng, ghép tế bào gốc, ứng dụng robot phẫu thuật, ghép tim và các bộ phận cơ thể người… đạt trình độ ngang tầm y học các nước tiên tiến trên thế giới.
Những kết quả đó không những cứu sống mà còn lại mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
7. Ngăn chặn thành công các bệnh nguy hiểm
Kiểm soát dịch bệnh Ebola tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
Ngành y tế Việt Nam đã ngăn chặn thành công các bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thế giới không để xâm nhập vào Việt Nam như Ebola, cúm A (H7N9), MersCo-V…
Năm 2014 Bộ Y tế tiến hành triển khai chiến dịch tiêm vắcxin sởi-rubella miễn phí có quy mô lớn nhất từ trước đến nay cho 23 triệu trẻ em từ 1 đến 14 tuổi trên toàn quốc.
8. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Bộ Y tế đã hoàn thành cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực an toàn thực phẩm. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)
Lần đầu tiên, Bộ Y tế triển khai 3 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với các thủ tục hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm như: Cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm và Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 giúp doanh nghiệp nộp hồ sơ, thanh toán hoàn toàn trực tuyến ở những nơi có thể kết nối Internet, giúp tiết kiệm kinh phí, nhân lực, thời gian và tạo sự công khai, minh bạch trong thực hiện dịch vụ công.
9. Tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh giảm
Ảnh minh họa. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Năm 2014 cũng là năm có tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh tại Việt Nam giảm lần đầu tiên sau 8 năm tăng liên tục kể từ năm 2006.
Tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh tại Việt Nam giảm được 1,6 điểm %, từ 113,8 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2013 xuống còn 112,2 trẻ trai/100 trẻ gái nhờ sự nỗ lực chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức và nhân dân cả nước…
10. Phong trào ngành y tế cùng ngư dân bám biển
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trao tủ thuốc y tế gia đình cho các ngư dân Đà Nẵng. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Phong trào ngành y tế cùng ngư dân bám biển đã được Bộ Y tế phát động tại huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi và triển khai thực hiện từ tháng 5/2014.
Phong trào với những việc làm thiết thực như: tặng hàng trăm tủ thuốc, trang thiết bị y tế cho tàu cá đánh bắt xa bờ; gắn việc chăm sóc sức khỏe ngư dân với phát triển kinh tế biển đảo và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc./.
1. Đường dây nóng hoạt động hiệu quả
Trong năm 2014, Bộ Y tế thiết lập và tổ chức đồng bộ hệ thống Tổng đài tự động đường dây nóng 1900-9095.
Cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn bệnh nhân làm thủ tục tại bệnh viện. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Đường dây nóng không chỉ là kênh tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân mà còn là công cụ giám sát hữu hiệu, giúp lãnh đạo các bệnh viện nắm bắt và giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến chất lượng khám chữa bệnh.
Trong năm 2014 đã có 98.760 cuộc gọi của người dân đến Đường dây nóng ngành y tế. Qua các nội dung phản ánh của người dân, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo quyết liệt việc tiếp nhận, kiểm tra thông tin phản ánh và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.
Kết quả đã có 6.807 cán bộ bị nhắc nhở, 137 cán bộ bị khiển trách, 6 cán bộ bị cách chức và 4 cán bộ bị nghỉ việc…
Bên cạnh các trường hợp bị xử lý nghiêm khắc, cũng từ thông tin phản ánh đến đường dây nóng, các đơn vị trong ngành y tế đã khen thưởng 229 tập thể, cá nhân vì những thành tích xuất sắc, hết lòng tận tình phục vụ người bệnh.
2. Ổn định nhân sự trạm y tế xã phường
Bác sỹ Trạm Y tế xã Ba Điền, huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) khám chữa bệnh cho nhân dân. (Ảnh: Phước Ngọc/TTXVN)
Trong năm qua, Bộ Y tế tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 117/2014/NĐ-CP.
Sau 20 năm (1994 - 2014), lần đầu tiên Trạm Y tế xã, phường, thị trấn được ổn định, chính thức thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ y tế xã chính thức là viên chức; Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã quan tâm, đầu tư cho trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Bộ Y tế đánh giá, việc triển khai Nghị định tại thời điểm hiện nay có tác động đến đội ngũ cán bộ y tế đang thuộc diện hợp đồng theo Quyết định 58/QĐ-TTg, tạo niềm tin cho đội ngũ y tế cơ sở yên tâm công tác, có điều kiện học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
3. Giảm quá tải bệnh viện
Bệnh nhân nằm điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Năm 2014, với những nỗ lực không ngừng vì người bệnh, ngành y tế đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải bệnh viện, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Đến nay, đã có 15 bệnh viện tuyến trung ương cam kết không còn người bệnh nằm ghép giường bệnh trong thời gian điều trị nội trú. Đáng ghi nhận 58% số bệnh viện tuyến Trung ương, 47% số bệnh viện tuyến tỉnh đã giảm hẳn số giường nằm ghép ở một số khoa; đồng thời tăng công suất sử dụng giường bệnh tại 25% số bệnh viện tuyến huyện; giảm thời gian chờ khám gần 50 phút/lượt khám, tiết kiệm 27 triệu ngày công lao động/năm.
4.Tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh chung với các đại biểu dự hội nghị. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12 và các hội nghị liên quan như Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN+3 lần thứ 6, Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN+Trung Quốc lần thứ 5 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam đã thành công tốt đẹp.
Tại hội nghị này các Bộ trưởng Y tế ASEAN đã thông qua các chiến lược, chính sách y tế của khu vực, thảo luận và giải quyết các vấn đề y tế nổi bật của khu vực với mục tiêu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hội nhập y tế quốc tế.
5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
Năm 2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Bộ Y tế đã trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với nhiều điểm mới nổi bật mang tính đột phá và hội nhập thúc đẩy lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.
Những nội dung nổi bật mang tính đột phá như: Bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế; Thực hiện bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình; Mở rộng phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế như bỏ tỷ lệ đồng chi trả đối với người nghèo, giảm tỷ lệ đồng chi trả từ 20% xuống còn 5% đối với đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo; Tạo thuận lợi để người tham gia bảo hiểm y tế tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng, phù hợp với nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh thông qua việc mở thông tuyến chuyên môn kỹ thuật trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế...
6. Ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật hiện đại
Phẫu thuật nội soi bằng robot ở Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Ngành y tế Việt Nam tiếp tục làm chủ được công nghệ sản xuất một số vắcxin mới, thành công về ghép đa tạng, ghép tế bào gốc, ứng dụng robot phẫu thuật, ghép tim và các bộ phận cơ thể người… đạt trình độ ngang tầm y học các nước tiên tiến trên thế giới.
Những kết quả đó không những cứu sống mà còn lại mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
7. Ngăn chặn thành công các bệnh nguy hiểm
Kiểm soát dịch bệnh Ebola tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
Ngành y tế Việt Nam đã ngăn chặn thành công các bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thế giới không để xâm nhập vào Việt Nam như Ebola, cúm A (H7N9), MersCo-V…
Năm 2014 Bộ Y tế tiến hành triển khai chiến dịch tiêm vắcxin sởi-rubella miễn phí có quy mô lớn nhất từ trước đến nay cho 23 triệu trẻ em từ 1 đến 14 tuổi trên toàn quốc.
8. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Bộ Y tế đã hoàn thành cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực an toàn thực phẩm. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)
Lần đầu tiên, Bộ Y tế triển khai 3 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với các thủ tục hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm như: Cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm và Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 giúp doanh nghiệp nộp hồ sơ, thanh toán hoàn toàn trực tuyến ở những nơi có thể kết nối Internet, giúp tiết kiệm kinh phí, nhân lực, thời gian và tạo sự công khai, minh bạch trong thực hiện dịch vụ công.
9. Tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh giảm
Ảnh minh họa. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Năm 2014 cũng là năm có tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh tại Việt Nam giảm lần đầu tiên sau 8 năm tăng liên tục kể từ năm 2006.
Tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh tại Việt Nam giảm được 1,6 điểm %, từ 113,8 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2013 xuống còn 112,2 trẻ trai/100 trẻ gái nhờ sự nỗ lực chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức và nhân dân cả nước…
10. Phong trào ngành y tế cùng ngư dân bám biển
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trao tủ thuốc y tế gia đình cho các ngư dân Đà Nẵng. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Phong trào ngành y tế cùng ngư dân bám biển đã được Bộ Y tế phát động tại huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi và triển khai thực hiện từ tháng 5/2014.
Phong trào với những việc làm thiết thực như: tặng hàng trăm tủ thuốc, trang thiết bị y tế cho tàu cá đánh bắt xa bờ; gắn việc chăm sóc sức khỏe ngư dân với phát triển kinh tế biển đảo và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc./.