Wednesday, January 14, 2015

Việt Nam trồng thành công dược liệu trị tiểu đường

Bệnh viện Nội tiết Trung ương công bố đến tháng 11/2013, trong vòng 10 năm từ 2002 đến 2012, tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở Việt Nam đã tăng gấp đôi trong khi thế giới mất đến 15 năm. Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh Tiểu đường tăng nhanh nhất thế giới và được giới y học quốc tế vô cùng quan tâm.


Tác động của dây thìa canh trên bệnh nhân tiểu đường
Bệnh tiểu đường mãn tính, việc duy trì điều trị đều đặn bằng thuốc Tây thường gặp phải tình trạng lờn thuốc và nhiều tác dụng phụ. Do đó, việc nghiên cứu các dược liệu từ thiên nhiên giúp điều trị tiểu đường có ý nghĩa rất lớn đối với bệnh nhân.

Gần đây nhất, PGS.TS Trần Văn Ơn, chủ nhiệm bộ môn thực vật học ĐH Dược đã nghiên cứu và kiểm nghiệm lâm sàng tác dụng của DÂY THÌA CANH và công nhận đây là loại Dược liệu có tác dụng tòan diện giúp điều trị gốc rễ bệnh tiểu đường. Dược liệu này đã được người Ấn Độ sử dụng từ 2000 năm nay và được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản...

Nguyên nhân của bệnh Tiểu đường là do cơ thể thiếu hụt Insulin (hormone giúp chuyển đường thành dưỡng chất đi vào các mô) hoặc insulin bị giảm hoạt lực khiến Đường không đi vào mô mà ở lại trong máu làm tăng đường huyết. Khác với các sản phẩm điều trị tiểu đường khác, là chỉ tập trung tăng insulin hoặc làm insulin hoạt động hiệu quả hơn, các nghiên cứu đã chỉ ra dây thìa canh có tác dụng trên tất cả các giai đoạn tổng hợp đường của cơ thêm, nhờ đó đem lại hiệu quả toàn diện.
Thế giới đã tìm ra dược liệu quý - Dây thìa canh

- Dây thìa canh có hoạt chất acyd gynemic làm tăng số lượng tế bào Beta ở đảo Tụy (có nhiệm vụ tiết insulin) từ đó tăng sản xuất insulin và hoạt lực của insulin giúp chuyển hóa đường từ máu vào tế bào mô tốt hơn, làm giảm lượng đường trong máu

- Dây thìa canh làm giảm lượng đường hấp thu ở Ruột khi ăn vào, giúp giảm lượng đường từ ruột vào máu
- Dây thìa canh làm tăng hoạt lực men sử dụng đường ở mô, cơ chuyển hóa thành năng lượng, giải phóng đường khỏi cơ thể, giảm lượng đường trong máu

Ngoài ra, Dây thìa canh còn giúp tăng thải Chorlesteron theo đường ruột, nhờ đó Ngăn ngừa biến chứng và giảm mỡ máu trên bệnh nhân tiểu đường. Dây thìa canh còn có hiệu quả vượt trội là chỉ giúp hạ đường huyết khi ở mức cao hơn bình thường, không gây hạ đường huyết khi ở mức bình thường nên rất an tòan và có thể sử dụng lâu dài.

Hành trình đưa Dược liệu thành Dược phẩm chữa bệnh 
Hiện nay, nghiên cứu của PGS. TS Trần Văn Ơn đã được chuyển giao cho Công ty Cp Nam Dược để bào chế thành dược phẩm chữa bệnh có tên DIABETNA dưới dạng viên nang. DIABETNA là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay được chiết xuất 100% từ nguồn nguyên liệu dây thìa canh chuẩn hóa tại Việt Nam.

Thay vì thu hái từ thiên nhiên như các sản phẩm khác có cùng thành phần đang được rao bán tràn lan trên thị trường, DIABETNA sử dụng Dây thìa canh được nuôi trồng, thu hái theo chuẩn quốc tế GACP (tiêu chuẩn dược liệu sạch và chuẩn hoá) tại vùng nguyên liệu Hải Lộc, Hải hậu, Nam Định - vùng đất được đánh giá có khí hậu và thổ nhưỡng giúp đạt tối ưu hàm lượng hoạt chất trong dược liệu này.

cây thìa canh chữa bệnh tiểu đường

Vùng dược liệu Dây thìa canh tại Nam Định

Vùng trồng dược liệu này này đang được tổ chức Biotrade Thụy sỹ lựa chọn tài trợ đạt tiêu chuẩn GACP (thực hành trồng trọt, thu hái, chế biến dược liệu chuẩn) của WHO sau khi khảo sát rất nhiều vùng trồng nguyên liệu khác. DIABETNA được sản xuất tại nhà máy của công ty Cp Nam Dược – Nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của ngành dược Việt Nam: GMP– WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc).

Việc kiểm sóat tốt nguồn nguyên liệu đầu vào và quá trình sản xuất giúp DIABETNA đạt được hàm lượng hoạt chất tốt nhất, hạn chế được các tạp chất có hại cho cơ thểm giúp hỗ trợ hiệu quả bệnh nhân tiểu đường, an tòan cho người sử dụng.
Sư tầm internet

Khó khăn trong việc phát triển vùng nguyên liệu trong nước

Phát triển vùng nguyên liệu tập trung có ý nghĩa sống còn không chỉ với ngành dược mà với hầu hết các ngành sản xuất khác. Tuy nhiên, trong thời gian qua, có vẻ như doanh nghiệp (DN)dược trong nước không mặn mà với công việc này...

Phụ thuộc quá lớn vào “hàng xóm”

Hiện nay, Trung Quốc đang giữ vị trí dẫn đầu trong việc cung cấp nguồn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất cho Việt Nam. Theo thống kê riêng ngành dược của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2014, nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm của VN đạt 112,7 triệu USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc là 62 triệu USD, chiếm 57%.

Ông Trần Túc Mã - TGĐ Công ty CP dược phẩm Traphaco chia sẻ: “Việc không chủ động được nguồn nguyên liệu trong sản xuất dược phẩm dẫn đến nhiều hệ lụy như khả năng cạnh tranh thấp, chất lượng sản phẩm không đảm bảo...”.

nguyên liệu sản xuất dược phẩm

Giảm lệ thuộc, chỉ có một con đường

Việt Nam được đánh giá có nguồn dược liệu đa dạng và phong phú, việc giảm lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm dược và đặc biệt là phát triển các sản phẩm dược có lợi thế như đông dược là một hướng đi đúng đắn.

Một ví dụ về hướng đi này ở Traphaco - một DN lớn của ngành dược Việt Nam. Traphaco cũng đã trải qua những bài học lớn trong công tác thu mua dược liệu bán sẵn, ảnh hưởng lớn tới kế hoạch nghiên cứu, sản xuất, mất thời cơ phân phối sản phẩm gây thiệt hại đối với công ty. Vì lẽ đó, việc Traphaco đang sở hữu những vùng nguyên liệu đáng mơ ước trên cả nước như hiện nay là kết quả tất yếu của một chiến lược phát triển dài hạn.

Theo ông Trần Túc Mã -  TGĐ Traphaco, DN đã chủ động đưa ra một chiến lược đầu tư nguồn dược liệu đầu vào ổn định và chất lượng. Nhờ đó, Traphaco đã có những sản phẩm mà các DN dược phẩm khác rất “khó nhằn”, như Hoạt huyết dưỡng não, Ampelop…

Cách làm như của Traphaco hiện cũng đang được nhiều DN dược trong nước khác thực hiện, dù sớm hay muộn nhưng họ đã nhìn thấy một hướng đi tích cực, hay nói đúng ra đó là con đường duy nhất để thoát khỏi sự lệ thuộc, tạo được nguồn dược liệu ổn định cả về số lượng và chất lượng, tiêu chuẩn hóa và kiểm soát đầu vào nguồn dược liệu, giảm chi phí, ổn định chất lượng sản phẩm.

Nga Nhi

Hai công ty dược phẩm Mỹ và thương vụ lớn nhất?

Thông báo cho biết Actavis Plc đồng ý thanh toán cho Allergan Inc bằng tiền mặt và giá mỗi cổ phiếu tương đương với 219 USD.
Sau hơn bảy tháng đấu thầu quyết liệt, ngày 17/11, công ty Actavis Plc đã thắng thầu mua lại tập đoàn chế biến và kinh doanh dược phẩm Allergan Inc với giá 66 tỷ USD.

Đây là vụ sáp nhập lớn nhất giữa hai công ty dược phẩm của Mỹ trong năm 2014.

Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông báo của Allergan Inc từ cho biết Actavis Plc có trụ sở tại thành phố Parsipany-Troy Hills, bang New Jersey đã trả giá cao hơn 12 tỷ USD, do vậy đã đánh bại đối thủ Valeant Pharmaceuticals International Inc của Canada để mua lại công ty có trụ sở ở thành phố Irvine, bang California này.


Thông báo cho biết Actavis Plc đồng ý thanh toán cho Allergan Inc bằng tiền mặt và giá mỗi cổ phiếu tương đương với 219 USD.

Phát biểu về quyết định này, Allergan Inc cho biết hãng chế tạo và kinh doanh dược phẩm Valeant của Canada trong nhiều năm qua thường cắt giảm các khoản đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Nếu được giới hữu trách liên bang chấp thuận, thỏa thuận này sẽ cho phép hai công ty liên kết các hoạt động của mình và đảm bảo một số hoạt động của Allergan Inc trong lĩnh vực dược phẩm chữa trị mắt, da và dạ dày bên cạnh sản phẩm nổi tiếng nhất xưa nay là chế tạo thuốc Botox chống nhăn.

Hợp đồng dự kiến hoàn tất trong năm 2015 sẽ biến liên minh hợp nhất Actavis-Allergan thành một trong 10 hãng chế tạo và kinh doanh dược phẩm lớn của thế giới./.

Theo Thái Hùng
Nguồn: Cafef

Những thách thức ngành dược phẩm Việt hiện nay

Theo Tiến sỹ Cao Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế,  dự báo năm nay, thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ vượt mức 2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm khoảng 17 đến 19%.

   Phát biểu ngày 17/6, tại hội thảo hợp tác giữa Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) về đẩy mạnh sản xuất dược phẩm tại Việt Nam, Thứ trưởng cũng nhận định sau hơn hai thập kỷ nỗ lực đổi mới, ngành công nghiệp dược Việt Nam đang ngày càng phát triển và hiện đã đáp ứng được gần  50% nhu cầu thuốc trong nước. Năm 2010 thu gần 1 tỷ USD


   Hiện nay, cả nước có 180 doanh nghiệp sản xuất thuốc bao gồm cả tân dược và đông dược, trong số đó có 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược, ngoài ra có 5 doanh nghiệp sản xuất vắcxin, sinh phẩm y tế.

Theo tiến sỹ Cao Minh Quang, ngành công nghiệp bào chế thuốc của Việt Nam liên tục tăng trưởng trong các năm, đặc biệt giá trị thuốc sản xuất trong nước năm 2010 đạt khoảng 919 triệu USD, tăng 10% so với năm 2009.

Việt Nam đã sản xuất được hầu hết hoạt chất trong danh mục thiết yếu, đáp đứng được nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh cho y tế. Trong giai đoạn 2001-2010, công nghiệp bào chế thuốc trong nước đã liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, đảm bảo khoảng 50% lượng thuốc tiêu thụ.

    Việt Nam đã sản xuất được nhiều loại thuốc chuyên khoa, đặc trị với các dạng bào chế hiện đại  hư thuốc tim mạch, tiểu đường, huyết áp, thần kinh, nội tiết… Đặc biệt, các nhà sản xuất vắcxin trong nước cũng đã sản xuất được tất cả các loại vắcxin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng.

   Tuy nhiên, một số nhóm thuốc doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thể sản xuất như nhóm thuốc gây mê, nhóm thuốc giải độc đặc hiệu, nhóm thuốc chống ung thư, thuốc chống Parkinson, chế phẩm máu…

Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, tình trạng sức khỏe cũng được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy nhu cầu sử dụng thuốc để chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dược Việt Nam.

Thách thức lớn là giá thuốc cao

   Bên cạnh những thành quả đã đạt được, ngành công nghiệp dược Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều hạn chế và bất cập.


Ông Patrick J.Gilabert, đại diện của UNIDO nhận định nhu cầu sử dụng thuốc tại Việt Nam đang gia tăng nhanh trong những năm qua. Tuy nhiên, lĩnh vực này hiện phải đối mặt với ba thách thức lớn là thuốc đắt, mức độ dự trữ thấp, một phần lớn thuốc thành phẩm và nguyên liệu phải nhập khẩu.

Hằng năm, việc sản xuất thuốc và sử dụng trong y học cổ truyền cần tới khoảng 500 loại dược liệu. Tuy nhiên, do nguồn dược liệu trong nước chưa ổn định, hầu hết các vùng dược liệu đều manh mún và không có tiềm năng nên có thời điểm tỷ lệ nhập khẩu dược liệu chiếm đến 85-90%.

   Thứ trưởng Quang cũng đưa ra một số hạn chế nữa mà công nghiệp dược Việt Nam cần khắc phục như việc đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp vẫn còn trùng lắp rất lớn về cơ cấu sản phẩm,  các cơ sở chủ yếu sản xuất các loại thuốc có dạng bào chế thông thường, chưa chú ý đầu tư sản xuất các loại thuốc có dạng bào chế đặc biệt, công nghệ cao.

Theo đánh giá của WHO, công nghiệp dược Việt Nam đang ở mức phát triển. Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa, nhưng đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể nói rằng công nghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình-thấp.

    Hội thảo “Hợp tác giữa Bộ Y tế, WHO và UNIDO về đẩy mạnh sản xuất dược phẩm tại Việt Nam” là cơ hội để các chuyên gia trong ngành dược trao đổi, thảo luận các yếu tố thuận lợi và bất lợi cho ngành công nghiệp dược Việt Nam.

Thông qua đó, các chuyên gia sẽ chia sẻ kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp dược, các kiến nghị đối với Việt Nam để có chiến lược phát triển ngành công nghiệp dược bền vững.
Sưu tầm