Monday, March 30, 2015

Công ty Dược Imexpharm phát triển sản phẩm chủ lực 2015-2017


Sản phẩm chủ lực của mỗi doanh nghiệp là mặt hàng giúp doanh nghiệp đó giữ vững, ổn định được khách hàng. Trong giai đoạn 2015-2017, Công ty Cổ phẩn Dược phẩm Imexpharm tiếp tục phát triển sản phẩm chủ lực như thế nào?
Công ty Dược Imexpharm phát triển sản phẩm chủ lực 2015-2017
Từ 2015-2017, Imexpharm sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng từ 10% - 15% một cách bền vững đồng đều. Tốc độ tăng trưởng như vậy là hoàn toàn có thể thực hiện được khi công ty đầu tư thêm các trang thiết bị máy móc hiện đại công nghệ quốc tế. Công ty cũng sẽ hoàn thành nâng cấp nhà máy Cephalosporin và nhà máy Penicillin tiêm lên tiêu chuẩn PIC/S-GMP. Khai thác tốt hiệu quả các nhà máy đã đầu tư.


Hình 1: Công ty Dược Imexpharm phát triển sản phẩm chủ lực 2015-2017

Đặc biệt, các dòng sản phẩm chủ lực sẽ được tập trung phát triển mạnh trong giai đoạn này. Đồng thời phát triển thêm các dòng sản phẩm thực phẩm chức năng, mỗi năm sẽ đưa ra thị trường từ 5 đến 10 sản phẩm mới. Doanh thu xuất khẩu đạt 5% đến 10%/doanh thu. Thị phần chiếm 4% - 5% tổng thị phần thuốc tiêu thụ trong nước.
Thêm vào đó, Imexpharm tăng cường đầu tư chiều sâu về hệ thống phân phối trong nước, mở 1 chi nhánh tại nước ngoài về bán hàng và nghiên cứu sản phẩm, thúc đẩy chuyển giao công nghệ với các nước tiên tiến. Đến năm 2017, Imexpharm sẽ mở rộng đội ngũ nhân viên lên đến 1000 người với thu nhập cao vào khoảng 180 triệu đồng/người/năm.
Công ty Dược Imexpharm chú trọng xây dựng uy tín khách hàng
Điều cốt lõi để phát triển đó là xây dựng được thương hiệu và duy trì nó bền lâu. Với Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm, khách hàng là đối tượng số 1 cần quan tâm. Đây là điều cốt lõi xuyên suốt trong toàn bộ tiến trình phát triển của công ty. Mỗi sản phẩm ra đời phải có công dụng chữa bệnh và phải giải quyết được nhu cầu ở các địa phương. Cải tiến các công nghệ, loại bỏ công nghệ lạc hậu để sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao nhất, giá cả cạnh tranh trên thị trường.
Hình 2: Công ty dược Imexpharm chú trọng hướng đến lợi ích cộng đồng

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, thu hút tài năng cho công ty. Trang bị cho đội ngũ những người hoạt động khoa học kỹ thuật và đội ngũ bán hàng của công ty kiến thức về sản phẩm, tâm lý khách hàng để có phục vụ khách hàng chu đáo nhất. Nguồn nhân lực chính là trọng tâm để thể hiện văn hóa, hình ảnh và triết lý kinh doanh hướng đến cộng đồng của Imexpharm.



Friday, March 27, 2015

Imexpharm với những dấu ấn thăng trầm trong quá trình phát triển

Imexpharm là hãng dượcphẩm đã có mặt trên thị trường thuốc Việt hơn 30 năm qua. Từ những ngày đầu mới hình thành năm 1983 cho đến nay, Imexpharm đã trả qua những dấu ấn thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển để có thể thành công như ngày hôm nay.
Dấu ấn thăng trầm của Imexpharm
Tiền thân là  xí nghiệp liên hiệp Dược phẩm Đồng Tháp, lúc đầu chỉ có khoảng 70 nhân viên và tất cả mọi hoạt động của xi nghiệp đều hoạt động thủ công và không có máy móc hiện đại trợ giúp. Tuy vậy, nhưng xí nghiệp đã sản xuất và cung cấp cho thị trường một lượng lớn thuốc và đưa về 1 khoản doanh thu khổng lồ vào thời gian đó: 30 tỷ đồng.
Không dừng lại ở đó, để xí nghiệp trở thành một môi trường phát triển bền vững và lâu dài năm 1992, xí nghiệp đã đầu tư một hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại từ nước ngoài.  Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất, số nhân viên của xí nghiệp đã được tăng lên đến con số 200 nhân viên và thu về 150 tỷ đồng trong năm đó.

Tiến xa hơn trên thị trường Quốc tế, năm 1999 xí nghiệp Imexpharm đã tìm kiếm thị trường mới của mình ở các nước Châu Âu và may mắn là công ty dược phẩm đầu tiên tại Việt Nam trở thành nhà nhượng quyền sản xuất thuốc cho tập đoàn Biochemie Châu Âu.
Từ năm 1999 đến nay, số vốn điều lệ của công ty không ngừng tăng lên. Từ con số 22.000.000.000 VND  năm 2001 đến năm 2013 con số này đã tăng lên 1 cách đáng nể 167.058.100.000 VND.  Để mở rộng quy mô và sản xuất, năm 2010 công ty đưa nhà máy Cephalosporin đi vào hoạt động. Đây là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam hoạt động theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Cũng theo đó, hàng năm lại có thêm những chi nhánh của Imexpharm được mở ra:
-Tháng 6 năm 2011: nhà máy thuốc tiêm Penicillin được khởi công xây dựng
-Tháng 7 năm 201: văn phòng trụ sở chính của Imexpharm được xây dựng tại Cao Lãnh-Đồng Tháp
-Tháng 12 năm 2011: chi nhánh bán hàng tại TP. Hồ Chí Minh được mở ra
-Tháng 8 năm 2012: phát triển sự án SAP-ERP (dự án quản lý phân phối xuất-nhập khẩu, quản lý chất lượng, kế toán-quản trị…)
-Đến năm 2013 tất cả các dự án của công ty được hoàn thành, trụ sở chính đi vào hoạt động.
Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, Imexpharm đã trải qua rất nhiều những thăng trầm trong quá trình hội nhập với mong muốn tạo nên những sản phẩm chất lượng đáp ứng cho cộng đồng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, Imexpharm còn muốn mang thương hiệu Việt vươn xa hơn trên thị trường Quốc tế.


Hãng dược phẩm Imexpharm với hơn 30 năm phát triển

Được thành lập từ tháng 9/1983, đến nay với hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn và đáng tự hảo. Quan trọng nhất là sự trung thành và lòng tin của khách hàng trong suốt thời gian qua.

Imexpharm không ngừng phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm
Thành tựu đáng tự hào của Imexpharm
Cái tên Imexpharm đã không còn xa lạ gì với người dân nữa, cái tên nói lên chất lượng sản phẩm. Cùng điểm qua những thành tựu mà Imexpharm đạt được trong suốt 30 năm
qua.
-         Năm 2005,  được  Ủy  ban  Quốc  gia  về  hợp tác kinh tế Quốc tế tặng Bằng khen xuất sắc trong phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia hội nhập kinh  tế  Quốc  tế. ĐỒng thời nhận được giải thưởng Sao Vàng Đất Việt
-         Năm 2006, Imexpharm nhân được giải thưởng Anh Hùng Lao Động Trong Thời Kỳ Đổi Mới
-         Năm 2006, 2007, 2008 liên tục đạt giải Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao
-         Bằng khen của UBND Tỉnh, Bộ Y Tế
-         Cúp Vàng Thương Hiệu Việt
-          Giải Thưởng Chất Lượng Việt Nam
-          Huân Chương Anh Hùng Lao Động I, II, III.
-        
Mốc son đáng chú ý trong quá trình phát triển
Không những thế, trong suốt thời gian qua, Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm luôn xây dựng và phát triển theo hướng bền vững và lâu dài. Qua mỗi giai đoạn, Imexpharm lại có những hướng đi phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Liên tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, xây dựng nhiều nhà máy sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng nhiều trụ sở, văn phòng kinh doanh, áp dụng những công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất vào sản xuất các sản phẩm chất lượng cao như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm…Mốc son đáng nhớ của Imexpharm là:
-         Năm 2006, Thực  hiện  đầu  tư  và  nâng  cấp  hai  nhà máy Betalactam và Non Betalactam đạt tiêu chuẩn  GMP-WHO  (Good Manufacturing Practices), phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP-WHO  (Good  Laboratory  Practices), hệ  thống  kho theo  tiêu  chuẩn  GSP-WHO (Good Storage Practices)
-         Năm 2010, hính  thức  đưa  nhà  máy Cephalosporin  tại  khu  CN  Việt Nam  -  Singapore  II  Bình  Dương đi  vào  hoạt  động tháng  09/2010, với tổng đầu tư 113 tỷ đồng. 

Không những vậy, Imexpharm còn cho phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ hàng năm. Năm 2011, phát hành thêm 3.554.680 cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 152.145.000.000 đồng. Chỉ sau 1 năm, vốn điều lệ của công ty là 167.058.100.000 VND. Điều này chứng tỏ công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm đang ngày một lớn mạnh. Bây giờ và sau này, Imexpharm hứa hẹn sẽ có những bước phát triển vượt bậc.

Hãng dược phẩm Imexpharm và quá trình phát triển

Trên thị trường hiện nay, thương hiệu Imexpharm được khá nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và tin dùng. Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm có trụ sở chính tại số 04 đường 30/4, phường 1, Tp Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Làđơn vị chuyên sản xuất dược phẩm như thực phẩm chức năng, đồ uống, sữa, thực phẩm dinh dưỡng. Đồng thời kinh doanh các thiết bị, dụng cụ y tế, mỹ phẩm, vật phẩm.

Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm
Được thành lập tháng 09/1983, tiền thân là Xí nghiệp Liên Hiệp Dược Đồng Tháp, trực thuộc Sở Y tếĐồng Tháp.
 Năm 1992, công ty xây dựng và phát triển theo hướng bền vững và lâu dài hơn, trang thiết bị sản xuất hiện đại, đội ngũ nhân lực có tay nghề cao. Chỉ sau 9 năm xây dựng và trưởng thành, Imexpharm có 200 cán bộ nhân viên, doanh thu hàng năm đạt 150 tỷ đồng.
Năm 1997, Imexpharm là đơn vị đầu tiên trong cả nước đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc(GMP ASEAN)
Năm 1999, lần đầu tiên đơn vị này đưa sản phẩm của mình tới thị trường quốc tế, sản xuất chuyển nhượng cho tập đoàn lớn của châu Âu là Biochemie.
Năm 2001, Imexpharm thực hiện cổ phần hóa với số vốn điều lệ là 22 tỷ đồng.Và cái tên Công ty Cổ phần dược phẩm Imexpharm cũng bắt đầu từ đây.
Năm 2005 – 2009, đây là giai đoạn chuyển biến với khá nhiều thăng trầm của công ty dược phẩm Imexpharm. Số vố điều lệ tăng lên đến hơn 116 tỷ đồng, bắt đầu phát hành cổ phiếu. Đồng thời nâng cấp nhà máy, phòng thí nghiệm, hệ thống kho theo tiêu chuẩn của WHO, đầu tư nhiều trang thiết bị sản xuất hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến. Năm 2008, Imexpharm ký hợ đồng sản xuất liên doanh với một hãng dược phẩm lớn của Canada là Pharm Science. Theo đó, hai bên cũng hợp tác sản xuất 113 sản phẩm, trong đó 102 sản phẩm đã có số đăng ký, xuất ra thị trường 68 sản phẩm.
Năm 2010 – 2011, Công ty mở rộng sản xuất, nhiều nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế, dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại của Châu Âu được đưa vào hoạt động, sản xuất nhiều loại thuốc uống, tiêm bộ thuốc nhóm Cephalosporin thế hệ mới. Không những vậy, công ty còn phát hành thêm hơn 3 triệu cổ phiều, tăng vốn điều lệ lên tới 152.145.000.000đ. Quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng khi Imexpharm xây dựng thêm nhà máy ở khu công Bình Dương, thành lập chi nhánh bán hàng ở Bình Tân, TP.HCM và xây mới trụ sở ở TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Năm 2012-2013, Imexpharm tiếp tục phát triển, sử dụng công nghệ hiện đại vào việc quản lý, sản xuất, kinh doanh, tăng vốn điều lệ lên gần 170 tỷ đồng. Năm 2013 đánh dấu bước cải tiến mới trong sản xuất của công ty với việc sử dụng nguyên liệu sản xuất bằng công nghệ lên men, an toàn cho sức khỏe và góp phần bảo vệ môi trường.

Monday, February 9, 2015

10 sự kiện tiêu biểu của ngành y tế trong năm 2014

Ngày 5/2, Bộ Y tế đã công bố 10 sự kiện tiêu biểu trong năm 2014 về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

1. Đường dây nóng hoạt động hiệu quả

Trong năm 2014, Bộ Y tế thiết lập và tổ chức đồng bộ hệ thống Tổng đài tự động đường dây nóng 1900-9095.



Cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn bệnh nhân làm thủ tục tại bệnh viện. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Đường dây nóng không chỉ là kênh tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân mà còn là công cụ giám sát hữu hiệu, giúp lãnh đạo các bệnh viện nắm bắt và giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến chất lượng khám chữa bệnh.

Trong năm 2014 đã có 98.760 cuộc gọi của người dân đến Đường dây nóng ngành y tế. Qua các nội dung phản ánh của người dân, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo quyết liệt việc tiếp nhận, kiểm tra thông tin phản ánh và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.

Kết quả đã có 6.807 cán bộ bị nhắc nhở, 137 cán bộ bị khiển trách, 6 cán bộ bị cách chức và 4 cán bộ bị nghỉ việc…

Bên cạnh các trường hợp bị xử lý nghiêm khắc, cũng từ thông tin phản ánh đến đường dây nóng, các đơn vị trong ngành y tế đã khen thưởng 229 tập thể, cá nhân vì những thành tích xuất sắc, hết lòng tận tình phục vụ người bệnh.

2. Ổn định nhân sự trạm y tế xã phường


Bác sỹ Trạm Y tế xã Ba Điền, huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) khám chữa bệnh cho nhân dân. (Ảnh: Phước Ngọc/TTXVN)

Trong năm qua, Bộ Y tế tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 117/2014/NĐ-CP.

Sau 20 năm (1994 - 2014), lần đầu tiên Trạm Y tế xã, phường, thị trấn được ổn định, chính thức thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ y tế xã chính thức là viên chức; Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã quan tâm, đầu tư cho trạm y tế xã, phường, thị trấn.

Bộ Y tế đánh giá, việc triển khai Nghị định tại thời điểm hiện nay có tác động đến đội ngũ cán bộ y tế đang thuộc diện hợp đồng theo Quyết định 58/QĐ-TTg, tạo niềm tin cho đội ngũ y tế cơ sở yên tâm công tác, có điều kiện học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.

3. Giảm quá tải bệnh viện


Bệnh nhân nằm điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Năm 2014, với những nỗ lực không ngừng vì người bệnh, ngành y tế đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải bệnh viện, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Đến nay, đã có 15 bệnh viện tuyến trung ương cam kết không còn người bệnh nằm ghép giường bệnh trong thời gian điều trị nội trú. Đáng ghi nhận 58% số bệnh viện tuyến Trung ương, 47% số bệnh viện tuyến tỉnh đã giảm hẳn số giường nằm ghép ở một số khoa; đồng thời tăng công suất sử dụng giường bệnh tại 25% số bệnh viện tuyến huyện; giảm thời gian chờ khám gần 50 phút/lượt khám, tiết kiệm 27 triệu ngày công lao động/năm.

4.Tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh chung với các đại biểu dự hội nghị. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12 và các hội nghị liên quan như Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN+3 lần thứ 6, Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN+Trung Quốc lần thứ 5 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam đã thành công tốt đẹp.

Tại hội nghị này các Bộ trưởng Y tế ASEAN đã thông qua các chiến lược, chính sách y tế của khu vực, thảo luận và giải quyết các vấn đề y tế nổi bật của khu vực với mục tiêu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hội nhập y tế quốc tế.

5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Năm 2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua.


Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Bộ Y tế đã trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với nhiều điểm mới nổi bật mang tính đột phá và hội nhập thúc đẩy lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.

Những nội dung nổi bật mang tính đột phá như: Bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế; Thực hiện bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình; Mở rộng phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế như bỏ tỷ lệ đồng chi trả đối với người nghèo, giảm tỷ lệ đồng chi trả từ 20% xuống còn 5% đối với đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo; Tạo thuận lợi để người tham gia bảo hiểm y tế tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng, phù hợp với nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh thông qua việc mở thông tuyến chuyên môn kỹ thuật trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế...

6. Ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật hiện đại


Phẫu thuật nội soi bằng robot ở Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Ngành y tế Việt Nam tiếp tục làm chủ được công nghệ sản xuất một số vắcxin mới, thành công về ghép đa tạng, ghép tế bào gốc, ứng dụng robot phẫu thuật, ghép tim và các bộ phận cơ thể người… đạt trình độ ngang tầm y học các nước tiên tiến trên thế giới.

Những kết quả đó không những cứu sống mà còn lại mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

7. Ngăn chặn thành công các bệnh nguy hiểm


Kiểm soát dịch bệnh Ebola tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)

Ngành y tế Việt Nam đã ngăn chặn thành công các bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thế giới không để xâm nhập vào Việt Nam như Ebola, cúm A (H7N9), MersCo-V…

Năm 2014 Bộ Y tế tiến hành triển khai chiến dịch tiêm vắcxin sởi-rubella miễn phí có quy mô lớn nhất từ trước đến nay cho 23 triệu trẻ em từ 1 đến 14 tuổi trên toàn quốc.

8. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính


Bộ Y tế đã hoàn thành cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực an toàn thực phẩm. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)

Lần đầu tiên, Bộ Y tế triển khai 3 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với các thủ tục hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm như: Cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm và Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 giúp doanh nghiệp nộp hồ sơ, thanh toán hoàn toàn trực tuyến ở những nơi có thể kết nối Internet, giúp tiết kiệm kinh phí, nhân lực, thời gian và tạo sự công khai, minh bạch trong thực hiện dịch vụ công.

9. Tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh giảm


Ảnh minh họa. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Năm 2014 cũng là năm có tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh tại Việt Nam giảm lần đầu tiên sau 8 năm tăng liên tục kể từ năm 2006.

Tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh tại Việt Nam giảm được 1,6 điểm %, từ 113,8 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2013 xuống còn 112,2 trẻ trai/100 trẻ gái nhờ sự nỗ lực chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức và nhân dân cả nước…

10. Phong trào ngành y tế cùng ngư dân bám biển


Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trao tủ thuốc y tế gia đình cho các ngư dân Đà Nẵng. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Phong trào ngành y tế cùng ngư dân bám biển đã được Bộ Y tế phát động tại huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi và triển khai thực hiện từ tháng 5/2014.

Phong trào với những việc làm thiết thực như: tặng hàng trăm tủ thuốc, trang thiết bị y tế cho tàu cá đánh bắt xa bờ; gắn việc chăm sóc sức khỏe ngư dân với phát triển kinh tế biển đảo và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc./.

Sunday, February 8, 2015

Chiến lược phát triển quốc gia ngành dược Việt Nam

Ngày 6/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, thời gian qua, bên cạnh sự phát triển nội lực, ngành Dược Việt Nam đã chủ động hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tính đến tháng 11 vừa qua đã có 133 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia sản xuất được vắc xin với 12 loại vắcxin, sử dụng phòng 10/12 bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Hiện có khoảng 10.000 nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP, hệ thống bán lẻ thuốc đạt trên 39.000 điểm, góp phần đảm bảo cung ứng thường xuyên thuốc phòng, chữa bệnh cho người dân...


Tuy nhiên, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cũng đánh giá, công nghiệp Dược Việt Nam là ngành công nghiệp bào chế, sản xuất thuốc generic, đa phần có dạng bào chế đơn giản, chi phí cho nghiên cứu và phát triển thấp, cơ cấu sản phẩm trung lắp, tự phát, thiếu định hướng vĩ mô, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Ngành chưa phát huy được tiềm năng của dược liệu và thuốc từ dược liệu Việt Nam, tình trạng dược liệu không kiểm soát được nguồn gốc, tỷ lệ dược liệu kém chất lượng còn cao; sự kết hợp giữa quy hoạch vùng nuôi trồng, khai thác dược liệu với sản xuất thuốc từ dược liệu còn lỏng lẻo, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thuốc từ dược liệu.

Hiện nay, hệ thống phân phối thuốc của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu về trình độ và công nghệ quản lý, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, thiếu liên kết, nhiều tầng nấc trung gian. Ngành dược Việt Nam chưa giữ được thế chủ động để giảm sự phụ thuộc nước ngoài, đặc biệt trong việc điều tiết thị trường, quản lý giá, bảo đảm nguồn cung thuốc chuyên khoa, đặc trị, vắcxin khi có dịch bệnh.

Vấn đề lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc chưa hợp lý, chưa an toàn do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường làm tăng chi phí khám chữa bệnh của người dân và ngân sách Nhà nước, trong khi vai trò của dược sỹ lâm sàng trong việc tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý cho bác sỹ, bệnh nhân trong cơ sở y tế, công đồng còn rất mờ nhạt, nhiều nơi còn bỏ ngỏ….

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe giới thiệu tổng quan về Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và kế hoạch triển khai của Bộ Y tế; các tham luận về thực trạng và giải pháp tăng cường sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, các hoạt động phát triển sản phẩm quốc gia đối với vắcxin phòng bệnh cho người…

Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đề ra m ục tiêu cụ thể đến năm 2020 là 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh; phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm.

Trong số đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%; vắcxin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ.

100% cơ sở kinh doanh thuốc thuộc hệ thống phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt, 50% cơ sở kiểm nghiệm và 100% cơ sở kiểm định vắcxin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn thực hành tốt; đạt tỷ lệ 2,5 dược sỹ/10.000 dân, trong đó dược sỹ lâm sàng chiếm 30%.

Đến năm 2030 đạt mục tiêu thuốc sản xuất trong nước cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng, sản xuất được thuốc chuyên khoa đặc trị, chủ động sản xuất vắcxin, sinh phẩm cho phòng chống dịch bệnh, sản xuất được nguyên liệu làm thuốc.

Hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực./.
Nguồn: Vietnamplus.vn

Chiến lược, tầm nhìn ngành dược phẩm 2020-2030

Ngày 10 tháng 1 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 68/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Mục tiêu chung: Cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu, vùng xa.


Đế năm 2010, phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ. 100% cơ sở kinh doanh thuốc thuộc hệ thống phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt, 50% cơ sở kiểm nghiệm và 100% cơ sở kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs).

Mục tiêu định hướng đến năm 2030: Thuốc sản xuất trong nước cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng, sản xuất được thuốc chuyên khoa đặc trị, chủ động sản xuất vắc xin, sinh phẩm cho phòng chống dịch bệnh, sản xuất được nguyên liệu làm thuốc. Hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực.

Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Chiến lược:

1. Giải pháp về xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách: sửa đổi, bổ sung Luật dược; ban hành chính sách ưu đãi đối với việc sản xuất, cung ứng và sử dụng thuốc generic, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc có dạng bào chế đặc biệt, vắc xin, sinh phẩm; ban hành chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu Việt Nam mang thương hiệu quốc gia.

2. Giải pháp về quy hoạch: Quy hoạch nền công nghiệp dược theo hướng phát triển công nghiệp bào chế, hóa dược, vắc xin, sinh phẩm y tế, ưu tiên thực hiện các biện pháp sáp nhập, mua bán, mở rộng quy mô để nâng cao tính cạnh tranh; quy hoạch hệ thống phân phối thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả; quy hoạch phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển vùng nuôi trồng cây, con làm thuốc, bảo hộ, bảo tồn nguồn gen và phát triển những loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu;…

3. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra và hoàn thiện tổ chức

4. Giải pháp về đầu tư: Đẩy mạnh huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư để phát triển ngành dược; Nhà nước đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ thống cung ứng thuốc cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; khuyến khích đầu tư theo hình thức hỗn hợp công tư (PPP) đối với dự án xây dựng nâng cấp, xây mới cơ sở nghiên cứu dược; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án có sử dụng đất để xây dựng nhà máy, khu công nghiệp dược.

6. Giải pháp về hợp tác và hội nhập quốc tế: Tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm, năng lực quản lý của các nước, Tổ chức y tế thế giới (WHO) và các tổ chức quốc tế để phát triển ngành Dược Việt Nam; tăng cường hợp tác với các nước là bạn hàng truyền thống của Việt Nam và các nước có nền công nghiệp dược phát triển.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (Phong Lâm).